Cao su là vật liệu polyme có cấu trúc phân tử mạch rất dài, thẳng và có nhánh, cấu hình thay đổi dể dàng nên mềm dẻo, có độ biến dạng đứt lớn, thể hiện tính đàn hồi cao. Để chống lại quá trình chảy ở biến dạng lớn cần tạo được các nối ngang giữa các mạch, quá trình này gọi là quá trình lưu hóa.

Quá trình lưu hóa cần thêm vào một lượng nhỏ các chất hữu cơ gọi là chất xúc tiến, có tác dụng gia tăng tốc độ lưu hóa cao su, tạo liên kết ngang của lưu huỳnh và mang lại các đặc tính vật lý mong muốn. Như Chất xúc tiến CBS, MBT, MBTS, MOR, TMT, Chất xúc tiến TBBS/NZ, DCBS. Chất ức chế lưu hóa sớm có thể kiểm soát, ngăn chặn quá trình lưu hóa sớm Chất phòng tự lưu PVI

Quá trình lão hóa là sự thay đổi tính chất theo chiều hướng xấu của sản phẩm cao su dưới tác động của môi trường và điều kiện làm việc. Chất chống oxy hóa là hóa chất chủ yếu bảo vệ các polyme không bão hòa khỏi Oxy, Nhiệt, các ion kim loại nặng. Chất phòng lão TMQ/RD, DTPD, Chất phòng lão 4020/6PPD

Một số hóa chất phụ gia khác như dầu hóa dẻo được đưa vào cao su để cải thiện tính chất gia công và tính chất sản phẩm. Dầu hóa dẻo có nguồn gốc dầu hỏa như dầu paraffinic, naptenic và aromatic. Chất hỗ trợ gia công như Chất cách ly STRUCK ZW-40 và  Chất bôi màng ML1131 giúp cách ly sản phẩm. 

Chất độn trong cao su làm tăng số nối ngang giữa các mạch, giúp tăng cường các tính chất cơ học. Chất độn như Cao lanh silica, than đen, bột talc, bột đá. Chất tăng dính HMMM-65 được sử dụng để cái thiện chất lượng cao su như tăng cường sự kết dính giữa cao su và vải hay dây thép trong ứng dụng về lốp.

Cao su được ứng dụng rộng rãi và quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất Lốp ô tô, Găng tay cao su,…Chính vì vậy, ngành công nghiệp sản xuất cao su đang ngày càng được quan tâm và trở thành một ngành công nghiệp quan trọng.